LÀM CHỦ XE CÔN TAY CHO NGƯỜI MỚI: KHÓ MÀ DỄ

Xe côn tay hiện nay khá phổ biến và quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhưng không phải ai cung có thể điều khiển được loại xe này. Vậy cần tuân thủ những nguyên tắc nào để làm chủ dòng xe côn tay này?

Xe côn tay là gì? 

Đây là những mẫu xe máy sử dụng động cơ và hệ truyền động giống như những chiếc xe máy thông thường nhưng không sở hữu bộ côn tự động. Mọi thao tác điều khiển côn số sẽ được cá nhân hóa khi nó hoàn toàn phụ thuộc vào người điều khiển chiếc xe.

Ưu điểm của những mẫu xe côn tay khi chúng ta đã thành thục điều khiển giúp chiếc xe tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu, sở hữu mức đề pa mạnh hơn côn tự động và giúp con người hoàn toàn làm chủ được chiếc xe máy trong từng nước tăng ga, ra côn.

Cách điều khiển xe côn tay

Để điều khiển và chạy được xe côn tay, chúng ta cần nắm rõ 2 nguyên tắc cơ bản dưới đây.

Nguyên tắc 1: Cắt nhanh, nhả chậm

Nguyên tắc của những bộ côn trên chiếc xe côn tay là gì? Đầu tiên chúng ta cần nắm được tay côn là bộ phận được thiết kế giống với tay phanh được đặt ở phía bên trái của tay lái trên chiếc xe so với người lái. Bộ phận này sẽ được trang bị ở dạng truyền động dây hoặc thủy lực với côn dầu. 

Nguyên tắc làm việc của tay côn khi chiếc xe hoạt động là khi bóp tay côn, bộ côn sẽ được kéo giãn ra và các lá côn không ma sát, dẫn đến việc không có lực truyền động từ cỗ máy đến chiếc xe. Ngược lại, khi nhả hay buông côn, các lá côn sẽ được ép sát vào nhau và tạo ra ma sát, dẫn lực từ cỗ máy đến bộ truyền động của chiếc xe khiến chiếc xe di chuyển.

Khi thực hiện việc bóp côn để sang số, bạn nên thực hiện thao tác nhanh và dứt khoát nhưng khi nhả côn thì cần phải từ từ để có thể cảm nhận điểm bám của côn, tức là điểm nhả mà chiếc xe sẽ di chuyển. Việc này giúp xe không bị giật cục dẫn đến chết máy hay bị bốc đầu.

Nguyên tắc 2: Vận tốc tỷ lệ thuận với số

Ở xe côn tay, việc sang số sẽ khá khác biệt so với những mẫu xe máy phổ thông như Honda Wave. Bộ số của những mẫu xe côn tay thường được sử dụng là bộ số vuông và không có khả năng về N từ số cao nhất mà phải tăng giảm theo thứ tự 1 - N - 2 - 3 - 4 - 5 (có thể lên tới số 6 với một số mẫu xe phân khối lớn). 

Với hộp số này, cách tăng số và giảm số cũng khác hẳn so với hộp số tròn thông thường trên xe phổ thông. Muốn tăng số bạn sẽ phải móc hoặc gảy cần số lên và muốn giảm số, người lái sẽ phải dậm vào chân số (đạp xuống). Đặc biệt hơn, nếu muốn về mo từ số 1 hoặc 2, người lái sẽ phải lần lượt gảy nhẹ cần số lên hoặc đạp nhẹ xuống với một nửa lực so với thông thường.

Dưới đây là bảng vận tốc phù hợp cho xe côn tay cỡ nhỏ 150 phân khối

+ 0 – 10 km/h đi số 1

+ 10 – 30 km/h đi số 2

+ 30 – 50 km/h đi số 3

+ 50 – 80 km/h đi số 4

+ Trên 80 km/h đi số 5 hoặc số 6

Như vậy, để làm chủ và điều khiển được một chiếc xe côn tay không phải là quá đơn giản nhưng cũng không hề khó khi chúng ta sở hữu một chiếc xe côn tay vừa phải để có thời gian luyện tập với nó. "Khó mà dễ" sẽ là cụm từ để miêu tả cách chạy và điều khiển một chiếc xe côn tay.

 

Gọi ngay đến đường dây nóng 1900969612 để được cứu hộ khi xe bạn gặp sự cố, và đừng quên đăng ký thành viên để được ưu tiên ứng cứu.

đăng ký thành viên Zuttoride