GIẢI PHÁP SAU KHI UỐNG RƯỢU BIA BAO LÂU THÌ LÁI XE

 

Việc xác định còn nồng độ cồn trong máu hay hơi thở hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố như lượng rượu uống vào, nồng độ cồn có trong rượu và uống trong lúc đói hay no.

 

Với Luật Phòng Chống tác hại của rượu bia hiệu lực từ đầu năm 2020, hành vi điều khiển các phương tiện giao thông mà trong máu hay hơi thở có nồng độ cồn đều bị nghiêm cấm tuyệt đối. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân quan tâm và băn khoăn rằng sau khi uống rượu, bia bao lâu thì mới được lái xe ?

 

Giải đáp vấn đề này, các bác sỹ chuyên khoa có nêu rõ rằng, rượu hay ethanol đều cơ bản là 1 chất độc gây hại cho cơ thế. Cả hai đều gây tổn thương cho não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người trẻ tuổi, nếu tiếp nhận với lượng lớn rượu bia thì sẽ rất dễ bị ngộ độc.

 

Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia hoàn toàn đúng về mặt khoa học, có cơ sở. Bất kể nồng độ cồn trong máu và hơi thở là bao nhiêu thì cũng đều có ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh của người sử dụng và nếu còn lái xe sau khi sử dụng rượu bia sẽ dẫn tới nguy cơ không an toàn.

Cụ thể các bác sỹ chuyên khoa cho rằng, thời gian từ lúc uống rượu/bia cho đến khi có xét nghiệm không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi kiểm tra thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài bao lâu và uống lúc đói hay no... Ngoài ra, còn phụ thuộc vào tình trạng của cơ thể, bởi vẫn sẽ có trường hợp người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau vẫn còn nồng độ cồn trong máu và trong hơi thở.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng rượu bia và hạn chế tối đa số lần uống rượu, bia.

 

Nồng độ cồn trong các loại thực phẩm

 

Các bác sỹ chuyên khoa cũng cho rằng, trên thực tế có một số thực phẩm sau khi sử dụng có thể làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng về việc tại sao không uống rượu bia nhưng vẫn có nồng độ cồn sau khi sử dụng một số loại thực phẩm hay thuốc.

 

 

Về vấn đề này, một số thức ăn có nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, khi bảo quản quá lâu dài thì cũng có thể tự lên men. Bên cạnh đó, một số loại quả lên men như dứa, vải hoặc dạng thuốc như siro ho, dung dịch sát trùng miệng cũng chứa tróng đó một lượng ethanol nhất định.

 

Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khẳng định, người dân nên hoàn toàn yên tâm. Bởi nồng độ cồn trong các loại thực phẩm này đều không cao và sẽ tự bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn.

 

“Ở một số nước trên thế giới, test sàng lọc ban đầu, nếu dương tính họ sẽ làm bước 2. Ở nước ta hiện nay, việc test nồng độ cồn trong máu, hơi thở cũng được các lực lượng chức năng làm như vậy. Chúng ta lưu ý rằng nếu không may ăn phải những đồ ăn, thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông để tránh việc bị xử phạt “oan sai”- BS Nguyên cho biết.

 

 

Không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới đều xử phạt những người lái xe vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, cũng có những trường hợp họ ăn hoa quả và khi kiểm tra qua máy đo thì cho kết quả có nồng độ cồn, tuy nhiên đó chỉ là con số rất nhỏ mà thôi.

 

Cồn có hoa quả hay rượu bia cũng đều là cùng một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, lời khuyên tốt nhất là những người lái xe nên tránh ăn các loại thực phẩm hay sản phẩm có thành phần chứa ethanol này, hoặc sau khi ăn xong nên ngồi nghỉ 30 - 60 phút để lượng cồn trong hơi thở bay hết trước khi tham gia giao thông.